Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về công nghệ Zigbee và công tắc kết nối Zigbee!
ZigBee là công nghệ truyền tin mạnh mẽ và linh hoạt với khả năng kết nối nhiều thiết bị, chống nhiễu và tương tác tốt với các thiết bị trong cùng mạng. Công nghệ Zigbee sở hữu những đặc tính ưu việt nên được ứng dụng rộng rãi vào các hệ thống ngôi nhà thông minh hiện nay. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho ngôi nhà thông minh ổn định, bền vững và giá thành hợp lý thì công nghệ Zigbee sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo và mang lại hiệu quả tối ưu. Vậy công nghệ Zigbee là gì? Hãy cùng VITY tìm hiểu bài viết dưới đây để khám phá công nghệ Zigbee một cách cụ thể và chính xác nhất.
Zigbee là gì?
Công nghệ Zigbee là tiêu chuẩn mở toàn cầu cho công nghệ không dây được thiết kế nhằm phục vụ tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số năng lượng thấp cho mạng khu vực cá nhân. Zigbee PAN (là viết tắt của Personal Area Network) được công ty ZigBee Alliance cho đời vào năm 1998 và phát triển đến ngày nay.
Công nghệ Zigbee được đánh giá là giải pháp thay thế hoàn hảo cho Wifi và Bluetooth của một số ứng dụng gồm những thiết bị sử dụng năng lượng thấp không cần nhiều băng thông như hệ thống cảm biến được ứng dụng trong hệ thống sưởi và làm mát, thiết bị y tế và đặc biệt là những ngôi nhà thông minh.
Công tắc kết nối Zigbee hoạt động dựa trên những thông số kỹ thuật của IEEE 802.15.4 nhằm tạo ra các mạng yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu thấp, hiệu quả về mặt năng lượng và đảm bảo khả năng kết nối mạng an toàn. Công nghệ Zigbee không quá tập trung vào những điểm kết nối. Việc gửi dữ liệu qua cổng Bluetooth từ một thiết bị công suất cao đến một thiết bị công suất cao khác trong phạm vi ngắn nhất định thì mạng lưới công nghệ Zigbee vẫn hoạt động hiệu quả.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về công tắc điện điều khiển từ xa - Thiết bị thông minh cho ngôi nhà mà bạn
Lợi ích mà công nghệ Zigbee đem lại
Tính bảo mật và tin cậy tuyệt đối
Mạng lưới công nghệ Zigbee được trang bị khả năng bảo mật cao thông qua hệ thống khóa đối xứng 128 bit. Đây là mã hóa đạt tiêu chuẩn và hiệu quả cao, thường được sử dụng trong những hoạt động giao dịch trực tuyến của ngân hàng hay cũng phổ biến ứng dụng trong công tác vận hành của các cơ quan Chính Phủ.
Với đặc trưng hệ thống bảo mật ưu việt, công tắc kết nối Zigbee góp phần bảo đảm mức độ tin cậy và an toàn tối đa khi được ứng dụng trong hệ thống ngôi nhà thông minh.
Cấu hình mạng tuyệt vời
Mỗi điểm nút của công tắc Zigbee đảm bảo bước nhảy không giới hạn giữa trên những thiết bị trong quá trình truyền đạt dữ liệu với nhau. Với công tắc kết nối Zigbee, mỗi điểm nút có vai trò như một bộ lặp truyền tải tín hiệu độc lập để tự kết nối với nhau và không phải liên tục kết nối về với bộ điều khiển trung tâm.
Công nghệ Zigbee sở hữu 65.000 điểm nút và được xem là mạng lưới to lớn phục vụ kết nối các thiết bị thông minh khác và đảm bảo hoạt động xuyên suốt trong quá trình vận hành.
Đảm bảo sử dụng năng lượng hiệu quả tối ưu
Với nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị trong ngôi nhà, vấn đề điện năng tiêu thụ luôn là nỗi trăn trở với mọi người dùng. Công tắc kết nối Zigbee là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho người dùng để đảm bảo tiết kiệm tối đa lượng điện năng tiêu dùng mỗi tháng phải chi trả.
Công nghệ Zigbee đảm bảo nguồn điện hiệu quả khi thực hiện việc kết nối giữa các thiết bị. Công suất tiêu thụ thấp và tiết kiệm năng lượng tốt dựa vào tính kiểm soát hiệu quả hoạt động của thiết bị.
Phạm vi tín hiệu và đường truyền mạnh mẽ
Công nghệ Zigbee đảm bảo khả năng hoạt động nhanh chóng và hiệu quả trong mạng lưới kết nối trong ngôi nhà. Tín hiệu đường truyền đặc biệt mạnh mẽ nên mọi chướng ngại, cản trở trong nhà sẽ không là vấn đề quá lớn đối với mọi công tắc kết nối Zigbee. Người dùng sẽ được trải nghiệm đẳng cấp khác biệt của công nghệ Zigbee so với các công nghệ khác.
Trong quá trình sử dụng, công tắc kết nối Zigbee luôn đảm bảo sự kết nối không gián đoạn hay mất tín hiệu giữa các thiết bị thông minh trong ngôi nhà. Do đó, người dùng có thể điều khiển hoạt động của các thiết bị một cách dễ dàng và hiệu quả
Khả năng tương thích phù hợp với mọi thiết bị
Công nghệ Zigbee được ứng dụng rộng rãi trong nhiều dòng sản phẩm thông minh công nghệ cao trên thị trường hiện nay. Người dùng sẽ dễ dàng kết nối những thiết bị này với mạng lưới Zigbee để phục vụ nhu cầu sử dụng cho hệ thống ngôi nhà thông minh, phổ biến nhất là công tắc kết nối Zigbee.
>>> Xem ngay: Điểm danh 5 loại công tắc cảm biến thông minh đáng mua nhất năm 2022
Hạn chế của công nghệ Zigbee
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, công nghệ Zigbee cũng có những nhược điểm nhất định có thể kể đến như sau:
Khi đặt trong không gian quá rộng lớn, công tắc kết nối Zigbee sẽ không thể bao quát mà phải nhờ vào thiết bị Zigbee Repeater để tăng độ phủ sóng cao hơn.
Tín hiệu từ công tắc Zigbee không thể truyền xuyên tường được nên trong trường hợp ngôi nhà có quá nhiều phòng hay không gian kín thì sẽ bị giảm tín hiệu.
Công nghệ Zigbee chỉ nên sử dụng truyền tải đồng thời khoảng dưới 10 thiết bị, nếu có quá nhiều thiết bị hoạt động cùng lúc sẽ dễ xảy ra tình trạng chập cháy.
Độ ổn định của công nghệ Zigbee thường kém hơn các thiết bị dùng dây khác.
Những thắc mắc phổ biến xoay quanh Zigbee
Khả năng truyền tín hiệu của Zigbee tốt không?
Tín hiệu từ công nghệ Zigbee có khả năng truyền xa tối đa lên đến 75m tính từ trạm phát. So với những nút phát trong cùng hệ thống thì tín hiệu đường truyền của Zigbee được đánh giá cao hơn. Dữ liệu sẽ được hỗ trợ truyền tải theo gói với mỗi gói tối đa 128 bytes và 104 bytes tốc độ tải xuống dữ liệu.
Tiêu chuẩn hỗ trợ đối với công nghệ Zigbee là địa chỉ 64 bit và 16 bit đối với địa chỉ ngắn. Loại địa chỉ 64 bit chỉ xác đinh với các thiết bị có cùng một địa chỉ IP duy nhất. Khi mạng được thiết lập hoàn chỉnh, những địa chỉ ngắn có khả năng được sử dụng và cho phép kế nối với hơn 65.000 nút được liên kết.
Liên minh Zigbee là gì?
Công nghệ Zigbee được bảo trợ theo cơ chế của nhóm liên minh Zigbee. Nhóm liên minh này được thiết lập với hơn 150 thành viên và một trong số đó có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định tiêu chuẩn của công nghệ Zigbee như Invensys, Mitsubishi, Ember, Honeywell, Motorola, Philips, và Samsung.
Nhiệm vụ chính của liên minh Zigbee liên quan đến việc cân nhắc nhu cầu của người sử dụng, nhà sản xuất và những nhà phát triển công nghệ để có thể hoàn thiện hơn nữa và nâng cao tiêu chuẩn của công nghệ Zigbee.
Tần sóng hoạt động của Zigbee như thế nào?
Công nghệ Zigbee sẽ đảm bảo hoạt động khi thuộc dải một trong ba tần sóng dưới đây:
Dải sóng 868 MHz cho khu vực Châu Âu và Nhật Bản: Trong dải này chỉ có 1 kênh (kênh số 0) và tốc độ đường truyền khá thấp chỉ đạt mức 20kb/s.
Dải sóng 915MHz ở khu vực Bắc Mỹ: Dải này có 10 kênh tín hiệu từ 1 đến 10 và tốc độ trong khoảng 40kb/s.
Dải sóng 2.4GHz ở những quốc gia còn lại: Trong dải lên đến 16 kênh tín hiệu từ 11 đến 26 và sở hữu tốc độ truyền tải rất cao với mức tối đa lên đến 250kb/s.
Công tắc kết nối Zigbee đảm bảo cơ chế hoạt động ổn định trong phạm vi hay không gian có mật độ tín hiệu dày đặc và có nhiều tín hiệu gây nhiễu nhờ khả năng đánh giá chất lượng hiệu quả, sự phát hiện năng lượng tiếp nhận và cho phép đánh giá kênh rõ ràng.
>>> Đừng bỏ qua: Cách chọn công tắc cảm ứng thông minh phù hợp cho ngôi nhà của bạn
Những thiết bị ứng dụng công nghệ Zigbee
Trên thị trường hiện nay có đa dạng những dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ Zigbee đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Honeywell, Philips, SmartThings, Belkin, Amazon, Ikea, Borsh, Lutron, Nokia, Osram… Tuy nhiên, để các thiết bị có thể kết nối tốt nhất, người dùng nên chọn sản phẩm có cùng thương hiệu. Ví dụ, bóng đèn của hãng Philips Hue sử dụng công nghệ Zigbee kết nối thì nên bổ sung kết nối thêm bóng đèn của chính hãng này.
Hay với Amazon, người dùng có thể để Alexa kiểm soát tất cả các thiết bị khác nhau mà không cần sử dụng ứng dụng từ mỗi nhà sản xuất của những thiết bị đó. Echo Plus có thể được yêu cầu để tìm kiếm các thiết bị, ví dụ như tìm thấy bóng đèn Philips Hue và có khả năng điều khiển nó mà không cần cổng kết nối bất kỳ từ Philips.
Ngoài ra, Echo Plus cho phép điều khiển trực tiếp các thiết bị kết nối Zigbee, đồng thời người dùng cũng có khả năng kích hoạt chức năng điều khiển các thiết bị chạy trên những tiêu chuẩn khác chẳng hạn như camera chuông cửa thông minh.
Tại Việt Nam đã có rất nhiều đơn vị ứng dụng công nghệ Zigbee vào mục đích tự động hóa những ngôi nhà thông minh. Chẳng hạn như công tắc kết nối Zigbee giúp những ngôi nhà thông minh hoạt động hiệu quả và thuận tiện phù hợp với không gian vừa phải và không có quá nhiều lớp tường. Sự hỗ trợ của công nghệ Zigbee, hay là công tắc Zigbee sẽ mang lại sự tiện nghi tối đa cho người dùng khi vận hành ngôi nhà thông minh của chính mình.
Công tắc thông minh VITY sử dụng công nghệ Zigbee thế hệ mới
VITY là doanh nghiệp uy tín hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm công tắc ứng dụng công nghệ Zigbee chất lượng cao tại thị trường Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, chúng tôi mong muốn mang đến Quý khách hàng giá trị sống hiện đại, tiện nghi và bền vững thông qua những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
VITY tự hào là đơn vị uy tín trong việc nghiên cứu và thiết kế công tắc kết nối Zigbee hiện đại giúp nâng cao tối đa trải nghiệm người dùng. Chúng tôi cam kết cung ứng nguồn sản phẩm công tắc thông minh VITY công nghệ Zigbee chính hãng và giá thành hợp lý, đặc biệt sự hài lòng của Quý khách hàng là động lực để chúng tôi không ngừng cập nhật xu hướng và phát triển hơn nữa để mang đến những sản phẩm an toàn với công nghệ tiến tiến nhất.
Quý khách hàng có nhu cầu mua công tắc thông minh VITY sử dụng công nghệ Zigbee, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi:
Email: info@vity.vn
Hotline: 024 6290 7999
Địa chỉ: Số 53, đường 3.3 khu đô thị Gamuda garden, P.Trần Phú, Q.Hoàng Mai, Hà Nội
Commenti